Theo kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật, ứng viên xin việc công ty Nhật được đòi hỏi nhiều hơn khả năng sử dụng tiếng Nhật. Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên hiểu biết một số nguyên tắc trong buổi phỏng vấn, những tiêu chuẩn về tác phong hoặc là phong cách làm việc theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Bài viết dưới đây chỉ ra các kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật Bản mà ứng viên xin việc công ty Nhật cần biết.
1.Khả năng Tiếng Nhật
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quyết định một người có thể giao tiếp và làm việc một cách thuận lợi với người khác hay không. Đặc biệt khi bạn không phải là người Nhật và đang ứng tuyển cho một công Nhật Bản thì việc thành thạo ngôn ngữ còn giúp bạn hòa nhập với văn hóa công ty.
Tuy nhiên, ngay cả những người học tiếng Nhật lâu năm nhất cũng gặp khó khăn và mất cơ hội làm việc khi không thể sử dụng từ ngữ phù hợp và trình bày câu trả lời tốt nhất. Ngoài giao tiếp thông thường, bạn cần nhiều vốn ngôn ngữ liên quan đến công việc, lĩnh vực ứng tuyển. Việc luyện tập trước gương khiến bạn trả lời trôi chảy tự nhiên và ngôn ngữ cơ thể phù hợp nhất là kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật.
Nên tóm tắt những kinh nghiệm và bài học, kỹ năng phù hợp với vị trí công việc
2.Chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn phổ biến
-
Giới thiệu về bản thân bạn
Cách tốt nhất để giới thiệu tốt về bản thân là chuẩn bị một đoạn độc thoại ngắn và luyện tập với nó. Đoạn giới thiệu này nên bao gồm những kinh nghiệm trong công việc gần nhất của bạn. Các kinh nghiệm đó có thể đến từ kỳ thực tập, công việc tại công ty cũ hoặc các khóa học nâng cao kỹ năng. Bạn nên tóm tắt những kinh nghiệm và bài học, kỹ năng nhận được từ những công việc đó. Trình bày chúng một cách lịch sự và cẩn thận là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật.
-
Hiểu biết về công ty
Nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi “Bạn biết điều gì về công ty chúng tôi?” để đánh giá sự hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể được hỏi: “Công ty chúng tôi làm gì? Có những loại sản phẩm nào? Bạn nên chuẩn bị một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì bạn biết về công ty như lịch sử công ty, sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, v.v.
-
Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển
Bạn biết những gì về vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
Câu hỏi trên dùng để đánh giá mức độ nắm bắt bản mô tả công việc của ứng viên đối với vị trí đang ứng tuyển. Những yêu cầu nào cần cho vị trí này, bạn đã chuẩn bị hoặc đáp ứng những yêu cầu đó như thế nào. Nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá quá trình bạn đã tìm hiểu và ứng tuyển vào vị trí này qua câu trả lời của bạn.
-
Lý do nộp đơn cho vị trí này
Tại sao bạn nộp đơn vào vị trí này?
Có nhiều lý do để ứng tuyển vào một vị trí hoặc một doanh nghiệp, bạn cần thể hiện được sự phù hợp của bản thân với vị trí công việc. Bạn nên chú ý nhấn mạnh các kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân tương ứng với vị trí công việc đó. Ngoài ra các lý do như mức lương tương xứng, cơ hội phát triển, thăng tiến hoặc chính sách công ty, môi trường làm việc mang lại sự thân thiện, yêu thích đều là những lý do phù hợp.
-
Lý do thay đổi việc
Nhà tuyển dụng vẫn thường đưa ra câu hỏi “Tại sao bạn lại rời khỏi công việc trước đây?” hoặc “Lý do bạn thay đổi công ty, công việc là gì?” Bạn nên tập trung trình bày những điều bạn mong muốn có được khi ứng tuyển vào vị trí tại công ty hiện tại. Cụ thể hóa những mục tiêu phát triển của bản thân và mục tiêu tại công ty. Bạn không nên phê bình, chỉ trích công ty trước đây của bạn khi trả lời câu hỏi này.
-
Cách xử lý áp lực
Bạn đối mặt với áp lực công việc như thế nào? Bạn sẽ làm gì nếu không thể hoàn thành deadline?
Nhà tuyển dụng thông thường sẽ đặt ra một tình huống khó khăn và đánh giá cách xử lý tình huống của ứng viên. Không có câu trả lời chung nhất cho những câu hỏi tình huống vì chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh, kinh nghiệm và khả năng ứng xử của ứng viên. Tuy nhiên, bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng sự trung thực, nỗ lực và sự cam kết của bản thân.
3. Có sự chuẩn bị chu đáo về tác phong
Người Nhật đề cao tác phong và cách ứng xử của ứng viên tại nơi làm việc, nơi công cộng. Vì thế, bạn nên có sự tìm hiểu về trang phục, cách chào hỏi, tác phong từ kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật của bạn bè, người quen hoặc các nguồn thông tin khác. Nơi làm việc của Nhật Bản thường yêu cầu nhân viên ăn mặc một cách nghiêm túc, chỉn chu. Bạn sẽ không có cơ hội thứ hai nếu khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá hành vi của ứng viên trước khi bạn bước vào phòng phỏng vấn. Tham khảo những kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật dưới đây để tránh mắc phải những sai sót trong lần phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên hiểu biết một số nguyên tắc, những tiêu chuẩn tác phong.
-
Trước khi vào phòng phỏng vấn
Trước khi vào phòng phỏng vấn, bạn nên gõ cửa và nói “xin lỗi” theo tiếng Nhật. Sau đó đợi cho đến khi bạn có lời mời vào phòng. Khi đã vào bên trong phòng phỏng vấn, đối diện với người phỏng vấn, bạn nói “xin lỗi” lần nữa. Trong lần đầu gặp người phỏng vấn, bạn nên cúi đầu chào, hai tay áp sát hai bên thân người và nói “Tôi tên là…, rất vui được gặp bạn”.
-
Trong phòng phỏng vấn
Sau khi nhận được lời mời ngồi từ người phỏng vấn, bạn có thể di chuyển đến ghế ngồi phỏng vấn của mình. Tư thế ngồi cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý lưng giữ thẳng, hai chân đặt sát nhau, hai tay đặt lên hai chân. Theo kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật, sự thoải mái tự nhiên không được ưu tiên bằng sự chỉn chu, lịch sự, nghiêm trang.
-
Sau khi rời khỏi phòng phỏng vấn
Ứng viên trước khi rời khỏi phòng phỏng vấn nên cúi chào người phỏng vấn như nghi thức ban đầu khi vào phòng phỏng vấn. Sau khi rời khỏi phòng, bạn nên giữ thái độ tích cực, vui vẻ và thân thiện với những người gặp tại công ty sau đó. Một lưu ý cần thiết là ứng viên nên gửi email/ thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện thái độ lịch sự cũng như bạn đang chờ đợi sự phản hồi từ công ty. Bạn cũng đừng quên theo dõi email hoặc các phương tiện liên lạc với bộ phận HR của công ty để không bỏ qua thông tin phản hồi.
Bài viết trình bày những kinh nghiệm phỏng vấn công ty Nhật phổ biến và cơ bản nhất đối với những ai lần đầu tham gia thị trường lao động, đặc biệt là các bạn ứng tuyển công ty Nhật Bản. Hy vọng những gợi ý trên hữu ích cho bạn khi tham gia buổi phỏng vấn công ty Nhật.